Bài tập vẩy tay giúp sống thọ chẳng lo bệnh !
Có người cho rằng, vẩy tay là một trong 72 phép của Dịch cân kinh thuộc phái Thiếu Lâm. Theo cổ nhân, vẩy tay có tác dụng nâng cao công năng hoạt động của các tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh mạch, từ đó nâng cao chính khí (sức đề kháng) giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng chống đau nhức xương khớp, suy nhược thần kinh, hen suyễn, tăng huyết áp…
Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn – Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho rằng, phương pháp vẩy tay chỉ là một động tác nhỏ của Dịch cân kinh nhưng tác dụng phòng bệnh là có thật.
Vẩy tay Dịch cân kinh bao gồm cả động và tĩnh (tay động và tâm tĩnh), cả thần và khí (tâm và hơi thở), cả khí và lực (hơi thở và sức mạnh). Tác động này giúp khí huyết lưu thông, kinh mạch điều hòa, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ, giúp loại trừ các chất độc hại, đưa oxy đến các tế bào. Máu đưa oxy đi khắp nơi, giúp mạnh xương khớp, cải thiện hệ hô hấp, huyết áp…
Cách tập vẩy tay Dịch cân kinh – thể dục dưỡng sinh đơn giản:
– Đứng thắng, hai bàn chân giãn cách bằng chiều rộng 2 hai.
– Hai cánh tay duỗi thẳng, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay về phía sau.
– Khi vẩy lên hai bàn tay úp sấp chỉ đưa lên ngang tầm mắt. Khi vẩy xuống hai tay hất mạnh hết cỡ ra phía sau (vẩy xuống cần lực mạnh để tăng lực co bóp của hai lá phổi).
Động tác vẩy tay Dịch cân kinh
Khi vẩy đến cái thứ 600 trở lên, cơ thể sẽ nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng, bắp chân căng tức, có thể có trung tiện, hắt hơi (do nhu động ruột tăng lên, kích thích hệ tiêu hóa). Những hiện tượng này là tốt, không có gì cần lo lắng.
Nhiều tài liệu ghi chép rằng, mỗi ngày vẩy tay khoảng 1.800 lần vào ba buổi sáng, trưa, chiều một cách đều đặn thì có thể phòng bệnh và tăng cường sức khỏe rất hiệu nghiệm.
Leave a Reply