Đổ mồ hôi tay chân gây cảm giác khó chịu cho người bệnh
Không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu
Trong một lần trò chuyện, chị Vũ Thị Thu, 24 tuổi (Đức Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang) có chia sẻ chị bị bệnh ra mồ hôi tay chân. Vì thế, chị luôn phải chịu cảm giác khó chịu, bất tiện. Nhất là vào mùa hè, khi thời tiết nóng nực, có những hôm mồ hôi ra nhiều khiến cả bàn tay chị ướt như vừa mới rửa tay vào nước. Không kể mùa đông hay mùa hè, tay chị lúc nào cũng dấp dính bởi mồ hôi. Mùa đông, mồ hôi tiết ra ít hơn nhưng cũng khiến chị không thoải mái.
Mặc dù không phải là người chuyên làm nghệ thuật (nhiếp ảnh, họa sỹ, nhà thiết kế) nhưng với một người làm kinh doanh, bệnh mồ hôi tay nhiều khi cũng ảnh hưởng đến việc giao tiếp của chị Thu. Chị Thu cũng không nhớ rõ là mình đã bị ra mồ hôi tay từ khi nào, chỉ biết là chị đã phải sống chung với nó từ lâu.
Ngồi trò chuyện, lúc lúc chị Thu lại phải dùng khăn giấy khô để lau mồ hôi tay mặc dù nhiệt độ ngoài trời chưa đến 20 độ. “Cũng bất tiện lắm, nhiều khi tôi cũng thấy ái ngại vì trán không đổ mồ hôi mà tay thì ướt hết vì mồ hôi ra nhiều quá. Tôi cũng nghe người này người kia giới thiệu đủ các mẹo để chữa nhưng cũng chỉ đỡ được vài ngày rồi đâu lại vào đó. Tôi rất sợ phải sống chung với bệnh suốt đời.” – chị Thu lo lắng.
Ra mồ hôi tay chân là bệnh không nguy hiểm nhưng gây cho người bệnh cảm giác khó chịu
Không phải ai bị bệnh này cũng quan tâm thực sự đến nó như chị Thu. Thực tế, có không ít người bị bệnh ra mồ hôi tay chân nhưng có tâm lý mặc kệ bệnh, bất tiện, khó chịu mãi rồi cũng thành quen mà không có ý định muốn điều trị bệnh tận gốc. So với nhiều bệnh khác, bệnh ra mồ hôi tay chân không nghiêm trọng hay có tính chất cấp tính nhưng nếu không điều trị, người bệnh sẽ phải chấp nhận sống chung với bệnh cả đời.
Chị Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) là trường hợp điển hình của tâm lý chủ quan, coi nhẹ bệnh. Chị cũng bị bệnh ra mồ hôi tay chân khoảng vài năm nay. Là một nhân viên văn phòng, phải làm việc với máy tính nhiều nên bệnh ra mồ hôi tay chân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công việc. Thế nhưng từ trước đến nay, chị chưa tìm đến một loại thuốc nào hay cũng chưa chữa bằng một mẹo, bài thuốc dân gian nào vì nghĩ bệnh này cũng chẳng có gì nghiêm trọng, cũng không gây đau đớn nên cứ xuê xoa cho qua.
Một lần, nhờ sự tư vấn của bạn bè, chị Nga đã quan tâm đến bệnh nhiều hơn và tìm cách để khắc phục tình trạng này. Chị Nga chia sẻ: “Mình bị ra mồ hôi tay nhưng lại không để ý và không nghĩ đó là một bệnh nên không chú ý đến nó. Đến khi được bạn bè nhắc, mình bắt đầu quan sát thường xuyên hơn thì thấy chỉ cần đưa tay vào túi áo khoác khoảng vài phút là mồ hôi đã ra ướt tay hoặc lái xe máy đường dài, mồ hôi cũng tiết ra lòng bàn tay… Khi ngồi đánh máy cũng vậy, mồ hôi không tiết ra nhiều như khi vận động nhưng cũng có cảm giác ươn ướt.”
Điều trị bệnh như thế nào?
Một số cơ sở hiện điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân bằng cách cắt hạch thần kinh giao cảm ở ngực, cổ, nhưng tác dụng chỉ được một thời gian, sau đó bệnh lại như cũ. Có trường hợp, sau khi cắt hạch, chính lòng bàn tay, bàn chân của người bệnh đổ mồ hôi nhiều hơn trước, thậm chí không chỉ tay chân mà đầu và toàn thân cũng chảy nhiều mồ hôi.
Cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này là chơi một số môn thể thao phù hợp như chạy bộ, cầu lông… để điều chỉnh hài hòa hệ thần kinh thực vật trong cơ thể, khiến việc tiết mồ hôi cân bằng hơn. Ngoài ra, người mắc bệnh cũng cần đảm bảo giấc ngủ tốt, chế độ làm việc phù hợp, không quá nhiều áp lực.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo một số mẹo chữa từ dân gian như:
Lá lốt: Dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 – 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày.
Chữa ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt cũng là một mẹo dân gian hay
Trà xanh: Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra.
Ngải cứu: Cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn – nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân.
Muối: Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Người bệnh cũng có thể rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay.
Leave a Reply